Lời khuyên giúp con ăn ngon miệng không cần ép
on 10th Tháng Bảy 2017
| 2178 views

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia trang chế độ dinh dưỡng cho bà bầu ùa hè thời tiết nóng nực, trẻ mệt mỏi và biếng ăn hơn. Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ sẽ thiếu dinh dưỡng, cơ thể càng mệt mỏi, yếu ớt, dễ ốm… Vì vậy, việc giúp trẻ ăn ngon miệng cũng đồng thời là giải pháp then chốt giữ sức khỏe cho bé trong suốt cả mùa hè đang ở phía trước.
Sử dụng thực phẩm kích thích vị giác

Để tăng cường cảm giác ngon miệng cho bé, mẹ nên cho thêm vào món ăn những loại rau thơm, gia vị kích thích vị giác như rau mùi, húng quế, cần tây,…, vừa tốt cho cơ thể mà lại làm món ăn thơm ngon, hấp dẫn với bé hơn.

Bổ sung kẽm trong chế độ ăn uống của bé

Kẽm là yếu tố đóng vai trò quan trọng tạo nên hương vị vị giác. Thiếu kẽm, các tế bào niêm mạc miệng hypoplasia rất khó cảm nhận sự kích thích của thức ăn, dẫn đến giảm sự nhạy cảm hương vị, mất cảm giác ngon miệng.
Cho bé ăn thức ăn ít dầu mỡ, dễ tiêu hóa

Các mẹ nên tăng cường áp dụng phương pháp hấp, luộc, nộm, trộn salad, cách thủy và hạn chế món chiên, xào, rán, nướng trong ngày hè. Ăn nhiều món chứa dầu mỡ sẽ làm tăng gánh nặng dạ dày cho bé, thay vào cảm giác thèm ăn là cảm giác “ngấy”.

Có thể bạn quan tâm: Cách cho trẻ sơ sinh bú

Tốt nhất là trong hè, thực đơn của gia đình nên luôn luôn có món canh. Những món canh thanh mát, dễ tiêu hóa giúp việc ăn dễ hơn và ngon miệng hơn.
Thực đơn cho bé trong ngày hè vẫn phải đảm bảo có một chế độ dinh dưỡng tốt là ăn đủ 4 nhóm thực phẩm (nhóm cung cấp chất đạm là thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa… Nhóm cung cấp chất đường bột là gạo, mỳ, khoai… Nhóm cung cấp chất béo như dầu ăn, mỡ, vừng, lạc và nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng có nhiều ở rau quả.

Theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng thì vào mùa hè nhu cầu cung cấp năng lượng cho trẻ không cần quá nhiều. Ngược lại, vào mùa đông, trẻ cần nhiều năng lượng để làm ấm cơ thể. Vì thế trong thực đơn ngày hè, mẹ nên chọn nấu những món dễ ăn, dễ tiêu hóa và giải nhiệt như: canh chua, canh rau dền, rau mùng tơi, mướp, canh riêu cua… Đồng thời cũng cần tránh những gia vị có tính nóng như hạt tiêu, gừng… và những món ăn nhiều dầu mỡ. Các món ăn này vừa khó tiêu hóa và có thể khiến trẻ bị nóng trong gây rôm sẩy, mụn nhọt, nhiệt miệng… Hạn chế cho trẻ dùng các thức ăn đường phố vì điều kiện vệ sinh không đảm bảo dễ gây tiêu chảy. Thực phẩm cho bé phải luôn tươi ngon, chế biến ngay, không trữ lâu trong tủ lạnh.
Đừng ép trẻ ăn

Khi cho con ăn, các mẹ hãy tạo cảm giác thoải mái cho con khi như đang chơi với con vậy. Đừng ra lệnh cho con là phải ăn như thế nào, ăn bao nhiêu hay nói với con những câu tương tự như: “Con phải ăn hết phần rau này của con”. Bởi nếu như vậy trẻ sẽ chống cự lại bạn ngay.

Thực đơn phong phú

Thời tiết nắng nóng nên dinh dưỡng cần giúp giải nhiệt cho cơ thể. Hãy cho trẻ ăn nhiều hơn ngày thường nhóm thực phẩm có tính giải nhiệt (rau bí, rau rền… ), bổ sung bữa ăn bằng những bữa ăn phụ bổ mát như: chè hạt sen, sữa, sữa chua,…Ngoài ra, nên cho trẻ ăn sữa chua 1-2 cốc/ngày để giúp tiêu hoá tốt và uống thêm 400- 500ml sữa/ngày. Có thể uống sữa tươi, sữa bột nguyên kem.

Tags: truc tiep xsmb xổ số miền bắc | xem tuổi vợ chồng theo ngày tháng năm sinh - Phong thuy | lịch âm | coi tuổi | tử vi trọn đời | xem tu vi | XSMB thu 2