3 phương pháp làm dầu dừa phổ biến nhất
on 6th Tháng Tám 2015
| 408 views

Tất cả chúng ta đều biết, trái dừa được ứng dụng trong cuộc sống rất nhiều như dùng làm nước giải khát, gia vị cho các loại bánh, giúp cho món ăn thêm phần hương sắc… Ngoài ra, việc sử dụng tinh dầu dừa được chiết xuất từ trái dừa cũng góp phần giúp cho cơ thể chúng ta trở nên khỏe mạnh, xinh tươi, tràn trề nhựa sống, ngoài ra hương thơm dịu nhẹ của dầu dừa cũng sẽ mang lại cảm giác thư giãn và làm chúng ta quyến rũ hơn. Cùng xem cach lam dau dua nhé

Những tác dụng tuyệt vời của dầu dừa

Những tác dụng tuyệt vời của dầu dừa trong cuộc sống

Đấy, dầu dừa là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta đúng không nào? Do đó, làm dầu dừa như thế nào để giữ lại được hoàn toàn tinh chất và mùi hương tự nhiên nhất và có tác dụng tốt như một cach lam dep tuyệt hảo là điều chúng ta cần quan tâm. Vì vậy, mình sẽ chia sẻ với các bạn các phương pháp làm dầu dừa phổ biến trên thị trường để chúng ta có cái nhìn tổng quan và sự lựa chọn đúng đắn nhất!

1. Phương pháp làm dầu dừa truyền thống tại Việt Nam:

– Cơm dừa được nạo để chiết ra dầu.
– Nước cốt dừa được đun sôi với nhiệt độ cao để loại bỏ độ ẩm.
– Phần nước cốt này (với độ ẩm cực thấp) sau đó được lọc để loại bỏ sợi dừa ( coconut fiber) và bụi dơ khác.

• Lợi điểm:
– Dễ làm.
– Thường được các nông dân ở xứ dừa tự làm ở nhà.

• Bất lợi:
– Không đảm bảo vệ sinh.
– Chất lương không đều
– Chất lượng và số lượng thấp ( về mặt chất lượng có thể so sánh tỷ lệ giữa thành phần các chất trong tinh dầu dừa theo quy trình ép lạnh và quy trình truyền thống này).
– Không hiệu quả về mặt kinh tế.
– Sản phẩm được xử lý với nhiệt độ cao nên không được gọi là tinh dầu dừa(Virgin Coconut Oil) theo phân loại quốc tế (có thể tham khảo định nghĩa về VCO).

Dầu dừa được làm theo phương pháp truyền thống

Dầu dừa được làm theo phương pháp truyền thống

Dầu dừa được chiết xuất theo phương pháp truyền thống có màu vàng hoặc nâu tùy vào độ lửa lúc nấu

2. Phương pháp sấy nóng – ép nóng:

– Cơm dừa được xay nhuyễn.
– Để cơm dừa lên chảo nóng  với nhiệt độ từ 60-80 độ để bay hơi nước.
– Đưa cơm dừa sấy khô vào máy ép với tốc độ cao để chiết dầu.

• Điểm mạnh:
– Cải tiến hơn so với phương pháp truyền thống.
– Có thể sản xuất với số lượng đủ lớn để có thể thương mại hóa.

• Điểm yếu:
– Cần nhiều nhân công.
– Sản phẩm KHÔNG được xem là dầu dừa tinh khiết DO QUY TRÌNH SẤY VÀ ÉP VỚI NHIỆT ĐỘ CAO nên không giữ được mùi vị thơm mát và màu trắng trong của dừa tươi.

Dầu dừa được chiết xuất theo phương pháp sấy – ép nóng sẽ có màu trắng đục

Dầu dừa được chiết xuất theo phương pháp sấy – ép nóng 

Dầu dừa được chiết xuất theo phương pháp sấy – ép nóng sẽ có màu trắng đục

3. Quy trình sấy lạnh – ép lạnh ( tương đối mới)

– Cơm dừa được xay nhuyễn.
– Phần cơm dừa xay nhuyễn được đưa vào thiết bị sấy lạnh để trút hết hơi ẩm.
– Phần cơm dừa khô sau đó được lấy ra và đưa vào máy ép dùng lực để chiết xuất dầu.

• Điểm tốt:
– Cơm dừa được xử lý với nhiệt độ thấp nhất so với tất cả các phương pháp hiện có, do vậy mùi hương, tinh chất được hoàn toàn lưu giữ.
– Có thể sản xuất với số lượng lớn.
– Quy trình có thể dùng trong bất kì môi trường nào.
– Ích lợi trực tiếp cho nông dân và cộng đồng địa phương.

• Điểm yếu:
– Do công nghệ này tương đối mới áp dụng trong việc ép dầu, được tạo ra bởi Công Ty Pha Lê nên hiệu suất chưa tối ưu.

Dầu dừa theo công nghệ sấy – ép lạnh

Dầu dừa theo công nghệ sấy – ép lạnh

Dầu dừa theo công nghệ sấy – ép lạnh sẽ có màu trắng trong và hương thơm dịu nhẹ

Nguồn bao gia dinh

Tags: truc tiep xsmb xổ số miền bắc | xem tuổi vợ chồng theo ngày tháng năm sinh - Phong thuy | lịch âm | coi tuổi | tử vi trọn đời | xem tu vi | XSMB thu 2